Các thông số kỹ thuật của đèn LED & những lưu ý khi chọn mua
Công nghệ ánh sáng ngày càng phát triển, vì thế đèn Led chính là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu bởi tiết kiệm năng lượng, giá thành phải chăng... Thế nhưng khi đi mua các sản phẩm đèn Led ngoài cửa hàng, người dùng thường rất ít khi quan tâm đến các thông số kỹ thuật của đèn Led. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố quan trọng quyết định sự phù hợp của đèn LED với không gian sử dụng. Bài viết dưới đây Thietbidiendgp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thông số kỹ thuật của đèn Led, hãy cùng tham khảo nhé!
Những thông số kỹ thuật của đèn LED bạn nên biết:
Công suất
Công suất là một thông số kỹ thuật của đèn LED mà bạn nên quan tâm. Vì nó thể hiện chỉ số điện kế mà bạn sẽ phải trả trong một giờ sử dụng đèn phát sáng. Nó cho biết mức độ hao điện. Công suất có kí hiệu là W, đơn vị đo là watt.
Ngoài ra, công suất còn cho bạn biết chỉ số quang thông. Nghĩa là, nếu bạn muốn dùng đèn càng sáng thì nên chọn những loại có công suất lớn. Thông thường, đối với những không gian chiếu sáng như gia đình thì nên chọn loại đèn LED có công suất 5W, 7W, 9W là vừa đủ. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số yếu tố khác tác động như: Diện tích phòng, số lượng đèn cần dùng, nhu cầu sử dụng ánh sáng của gia đình… khiến bạn điều chỉnh loại đèn phù hợp.
Chip LED
Chip LED là một thông số kỹ thuật của đèn LED rất quan trọng quyết định đến 60% chất lượng và giá thành của đèn. Nếu như đèn có chip LED tốt thì chất lượng đèn cao, thời gian sử dụng được bền lâu. Hiện nay, trên thị trường có 2 nhóm chip LED chính, đó là loại công suất cao và loại công suất thấp.
Chip LED công suất lớn thường được sử dụng trong các sản phẩm chiếu sáng như: LED âm trần, LED nhà xưởng, LED gắn lên tường, LED đường phố hay LED pha. Nhóm chip LED công suất thấp được ứng dụng trong các sản phẩm như: LED dây, LED tuýp, LED panel, LED âm trần.
Quang thông
Trong các thông số kỹ thuật của đèn LED, quang thông là một thông số được quan tâm hàng đầu. Có thể hiểu đơn giản, quang thông là tổng lượng ánh sáng mà đèn phát ra theo mọi hướng trong một giây chiếu sáng.
Đơn vị dùng để đo quang thông là Lumen. Nếu đèn LED có Lumen càng cao thì đèn càng sáng và ngược lại. Do đó, khi chọn mua đèn LED nếu bạn muốn chọn đèn LED có lumen nhỏ cho không gian thì bạn cần tăng số lượng bóng để cung cấp đủ ánh sáng cho căn phòng.
Hiệu suất phát quang
Hiệu suất phát quang là chỉ số thể hiện hiệu suất của đèn trong việc chuyển hóa năng lượng điện thành năng lượng ánh sáng. Nó giúp người dùng nhận biết được loại đèn LED nào tiết kiệm điện tốt. Nếu thông số kỹ thuật của đèn LED này càng cao thì càng tiết kiệm điện nhưng nếu cao quá sẽ gây chói mắt.
Đèn LED có thể có hiệu suất phát sáng lên đến 250 lm/W. Đối với những không gian có diện tích vừa và nhỏ, bạn nên chọn đèn LED có hiệu suất phát sáng từ 70-90 lm/W. Bạn không nên chọn loại đèn có hiệu suất phát quang dưới 70 lm/W vì chất lượng chiếu sáng kém sẽ gây tốn điện và hại mắt.
Cường độ ánh sáng
Cường độ ánh sáng là một thông số kỹ thuật của đèn LED giúp cho biết năng lượng của ánh sáng được phát ra theo một hướng nhất định. Trên mỗi diện tích 1m2 theo một hướng ban đầu, đèn LED sẽ có 1cd phát ra 1 lm điện. Cường độ ánh sáng là thông số giúp bạn lựa chọn đèn LED phù hợp với không gian cần chiếu sáng.
Góc chiếu sáng
Góc chiếu sáng là thông số chỉ góc giữa hai mặt có cường độ sáng tối thiểu bằng khoảng 50% cường độ sáng so với vùng sáng ở các khu vực trung tâm. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng đèn LED rọi vào tường để nhận biết góc chiếu sáng.
Thông thường, góc chiếu sáng của đèn LED càng nhỏ thì ánh sáng sẽ tập trung vào một vùng nhất định, đồng thời góc sáng rộng sẽ phân tán đều ra không gian xung quanh. Khi mua đèn LED dây, bạn quan sát trên thân đèn thường có các ký hiệu 5⁰, 10⁰… Đó là thông số kỹ thuật của đèn LED thể hiện góc chiếu sáng.
Độ rọi
Độ rọi là một thông số kỹ thuật của đèn LED thể hiện quang thông trên diện tích bề mặt được chiếu sáng. Độ rọi được đặt tên là Lux, ký hiệu là lx. Độ rọi là yếu tố trực tiếp quyết định cường độ sáng mạnh hay yếu. Đèn LED có thông số độ rọi phù hợp sẽ không gây hại hay lóa mắt cho người sử dụng. Ngoài ra, không gian làm việc có độ chiếu sáng hợp lý còn giúp nâng cao năng suất và chất lượng công việc.
Tiêu chuẩn IP
Tiêu chuẩn IP là chỉ số thể hiện khả năng chống nước, bụi bẩn và dị vật vào đèn LED. Đèn LED nào có thông số kỹ thuật tiêu chuẩn IP càng cao thì khả năng chống nước và bụi cũng sẽ tốt hơn. Đây là một số kỹ thuật của đèn LED được nhiều người quan tâm hiện nay.
Ví dụ: Bóng đèn LED có thông số ký hiệu là IP68, thì có nghĩa là đèn phù hợp để sử dụng cho không gian ngoài trời dễ bị tác động từ môi trường như mưa hoặc bụi bẩn. Một số sản phẩm đèn LED có khả năng chống chịu nước như: Đèn LED RGBW: KL-EP3528-X2-12/24, Đèn LED RGBW: KL-EP3528-X-12/24 hoặc đèn LED RGBW: KL -EP3528-X-95-12/24…
Chỉ số CRI
CRI là viết tắt của Color Rendering Index. Đây là thông số kỹ thuật của đèn LED cho biết chỉ số hoàn màu CRI. Nói một cách dễ hiểu, đây là hệ số để đánh giá độ trung thực màu ánh sáng của đèn LED. CRI càng cao thì ánh sáng bóng đèn phát ra càng trung thực, gần giống với ánh sáng tự nhiên.
Chỉ số CRI giúp phản ánh chính xác màu sắc của vật thể, dựa vào thông số này người dùng sẽ biết lắp đặt đèn ở các khu vực phù hợp như: Đèn dùng trong showroom thời trang thì CRI = 85, còn đèn LED để trang trí thì chỉ cần CRI khoảng từ 70 là đủ.
Tuổi thọ đèn
Tuổi thọ bóng đèn là một trong những thông số kỹ thuật của đèn LED thể hiện thời gian sử dụng tối đa của đèn LED. Thời gian sử dụng càng lâu, người dùng càng tiết kiệm được chi phí thay thế. Theo thông tin từ các nhà sản xuất, với nhiệt độ môi trường khoảng 25 độ C, đèn LED có tuổi thọ từ 40.000 đến 50.000 giờ. Nhiệt độ môi trường càng cao thì tuổi thọ của đèn càng ngắn. Cùng với đó, hiệu suất và độ sáng sẽ nhanh chóng bị hao mòn.
Nhiệt độ màu
Nhiệt độ màu trong thông số kỹ thuật của đèn LED là màu của ánh sáng mà bóng đèn phát ra. Đơn vị đo nhiệt độ màu là Kelvin, ký hiệu K. Trên thị trường hiện nay, có 3 loại nhiệt độ màu phổ biến như:
- Nhiệt độ màu từ 2700K đến 3500K cho ánh sáng vàng ấm tương đương với đèn sợi đốt, gam màu này phù hợp với không gian phòng ngủ.
- Nhiệt độ màu từ 4000K đến 4500K không quá trắng cũng không quá vàng nên rất phù hợp với không gian chiếu sáng trong nhà.
- Nhiệt độ màu từ 5000K đến 7000K tương đương với ánh sáng ban ngày vào giữa trưa nên loại đèn này phù hợp với những không gian rộng.
Qua bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các thông số kỹ thuật của đèn LED. Đây là những thông số quan trọng giúp bạn chọn mua được sản phẩm phù hợp với không gian và mục đích sử dụng của mình.
Bình luận