Cáp Đồng Trục là gì? Cấu tạo và các loại Cáp Đồng Trục phổ biến

Cáp Đồng Trục là gì? Cấu tạo và các loại Cáp Đồng Trục phổ biến

Cáp Đồng Trục là gì?

Cáp đồng trục là một loại cáp truyền tín hiệu điện được thiết kế đặc biệt với cấu trúc 2 trục song song, nên được gọi là “đồng trục“. Cáp gồm 1 lõi dẫn làm bằng đồng bọc một lớp dung môi cách điện. Sau đó là môt lớp bọc đồng kín chống nhiễu rồi mới đến lớp vỏ bọc bên ngoài cùng.

Loại cáp này truyền tín hiệu như cáp mạng nhưng có đặc điểm là khoảng cách truyền dẫn tốt hơn và chống nhiễu mạnh mẽ hơn. Do đó, nó thường được sử dụng trong hệ thống cáp truyền hình, các trạm phát sóng BTS hay hệ thống camera CCTV. Loại cáp này không được sử dụng phổ biến nhiều như cáp mạng mà chỉ ứng dụng trong một số trường hợp cụ thể.

Cấu tạo chi tiết của cáp đồng trục

Ảnh cấu tạo cáp đồng trục
Ảnh cấu tạo cáp đồng trục

 

Theo ảnh trên ta có thể thấy rằng cấu tạo của cáp đồng trục gồm 4 phần chính sau:

  • Phần lõi: được làm bằng đồng rắn và chỉ có 1 lõi truyền duy nhất. Đặc điểm của cáp đồng trục là lõi dẫn chỉ có 1 sợi và đường kính rất lớn. Đây cũng là đặc điểm nhận diện để so sánh với loại cáp mạng hay cáp điều khiển.
  • Phần cách điện: làm bằng chất điện môi nhằm ngăn cản tín hiệu điện lan truyền để tránh suy hao. Chính vì vậy loại cáp đồng trục có khoảng cách truyền dẫn lớn hơn cáp mạng rất nhiều và có thể lên đến hàng Km nhưng không thể dài như cáp quang.
  • Lớp chống nhiễu: có tác dụng ngăn chặn các tín hiệu điện từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu đường truyền. Lớp cách điện này có thể làm ở dạng lưới đan với độ phủ 100% hoặc như một lớp bọc kín và được làm bằng đồng.
  • Lớp vỏ bảo vệ: là lớp ngoài cùng để bảo vệ cáp khỏi các tác động từ môi trường.

Nhìn chung thì loại cáp đồng trục có kích thước là lớn và nặng. Đây chính là sự khác biệt của nó với các loại cáp tín hiệu điện khác.

Ưu điểm của cáp đồng trục

Ưu điểm nổi bật nhất của cáp đồng trục gồm: truyền tín hiệu với khoảng cách xa và không bị nhiễu.

Các loại cáp đồng trục là tín hiệu số truyền trên cáp đồng trục chỉ tồn tại bên trong lõi cáp, mà lõi cáp lại được bao bọc bởi lớp điện môi không có tính dẫn điện và lớp lưới bên kim loại.

Nhờ đó mà người ta có thể đi kéo cáp đồng trục bên cạnh các vật liệu kim loại mà hoàn toàn không sợ suy hao tín hiệu thường xảy ra với các loại cáp kiểu cũ hơn. Tín hiệu ở trong sợi cáp đồng trục cũng không bị gây nhiễu từ các nguồn điện bên ngoài khi chạy cùng các đường cáp điện.

Các loại cáp đồng trục

Các loại cáp đồng trục phổ biến nhất gồm là RG6, RG11 và RG59. Về cơ bản 3 loại cáp đồng trục đó như sau:

– Cáp đồng trục RG6: dùng cho các ứng dụng có băng tần cơ bản với khoảng cách truyền tín hiệu ngắn, thường được sử dụng để truyền dữ liệu camera quan sát, kết nối các thiết bị tivi, truyền hình trong nhà.

– Cáp đồng trục RG11: Dùng cho băng tần rộng với khoảng cách truyền tín hiệu xa, thường được sử dụng như một trục cáp chính để truyền dữ liệu camera quan sát, truyền hình cáp,… Cáp đồng trục RG11 có thể truyền tín hiệu ở khoảng các xa hơn 500m.

– Cáp ồng trục RG59: Với cấu tạo gồm nhiều sợi đồng nhỏ bện xoắn lại với nhau tạo độ mềm dẻo cho sợi cáp nên đây là loại cáp đồng trục chuyên dùng cho hệ thống camera quan sát trong thang máy, thường được dùng cho camera analog hoặc các ứng dụng yêu cầu sợi cáp mềm dẻo có thể uốn cong thường xuyên được.

Ứng dụng của cáp đồng trục

Mặc dù ngày nay, khi cáp quang đang phát triển rất mạnh mẽ, làm ảnh hưởng đến sự phổ biến của cáp đồng trục. Nhưng tuy nhiên, trong một vài trường hợp, sự thay thế của cáp quang lại gây ra những vấn đề khó khăn mà chỉ cáp đồng trục mới có thể giải quyết được.

Cáp đồng trục được ứng dụng trong việc truyền tải thông tin truyền hình cáp, ti vi, hệ thống camera giám sát hay giữa các trạm BTS,…

Mua cáp đồng trục ở đâu?

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tham khảo thêm các sản phẩm về cáp đồng trục, vui lòng liên hệ  với Thiết Bị Điện Đặng Gia Phát để được tư vấn trực tiếp!

5/5 - từ 2 lượt đánh giá

Bình luận