Giải Pháp Thông Gió Cho Nhà Xưởng Hiệu Quả

Giải Pháp Thông Gió Cho Nhà Xưởng Hiệu Quả

Trong môi trường công nghiệp, tính toán thông gió nhà xưởng không chỉ giúp làm mát mà còn đảm bảo chất lượng không khí, bảo vệ sức khỏe người lao động và nâng cao hiệu suất sản xuất. Khí hậu nóng ẩm cùng máy móc hoạt động liên tục dễ khiến không gian nhà xưởng trở nên ngột ngạt, ảnh hưởng đến năng suất. Vì vậy, thiết kế hệ thống thông gió chính xác, hiệu quả và tiết kiệm sẽ giúp doanh nghiệp tạo môi trường làm việc tốt hơn, đồng thời giảm chi phí vận hành.

Quạt thông gió giúp lưu thông không khí cho nhà xưởng
Quạt thông gió giúp lưu thông không khí cho nhà xưởng

Nguyên nhân cần thông gió cho nhà xưởng

Hệ thống thông gió không chỉ giúp lưu thông không khí mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường làm việc an toàn, thoáng mát. Một không gian trong lành giúp công nhân làm việc hiệu quả hơn, đồng thời giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thông gió như một “lá phổi nhân tạo” của nhà xưởng, liên tục loại bỏ không khí nóng, bụi bẩn, độ ẩm và thay thế bằng khí tươi mới. Thiết kế đạt chuẩn không chỉ giúp cải thiện chất lượng không khí mà còn hạn chế các bệnh về hô hấp cho người lao động.

So với các phương pháp làm mát khác, hệ thống thông gió có chi phí đầu tư và vận hành hợp lý, giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng.

Vì vậy, việc tính toán và lựa chọn giải pháp thông gió phù hợp là yếu tố quan trọng giúp tối ưu chi phí và tạo không gian làm việc lý tưởng cho công nhân.

Cách tính thông gió nhà xưởng chi tiết

Việc tính toán thông gió chính xác giúp xác định thông số cần thiết nhanh chóng. Áp dụng đúng công thức sẽ mang lại hiệu quả cao, đảm bảo môi trường làm việc thông thoáng và tiết kiệm chi phí vận hành.

Tính lưu lượng thông gió nhà xưởng

Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình thiết kế là tính lưu lượng gió cần thiết. Việc xác định đúng sẽ giúp đảm bảo không khí trong nhà xưởng luôn được lưu thông hiệu quả. Có hai cách tính lưu lượng gió cơ bản:

Tính lưu lượng gió theo thể tích nhà xưởng

Công thức tính lưu lượng gió theo thể tích nhà xưởng: 

Tg = X*T

Trong đó:

X: Số lần thay thế không khí (lần/h).

T: Thể tích nhà xưởng (T = DxRxC), (m3).

Tg: Tổng lưu lượng thông gió cần thiết cho nhà xưởng (m3/h).

Tính lưu lượng gió nhà xưởng dựa dựa vào số người lao động

Theo quy định mỗi người làm việc cần có 20m3 không khí sạch để thở trong một giờ. Vì vậy, để tính toán thông gió tự nhiên cần cấp cho cả nhà xưởng, phải áp dụng công thức sau:                                                     

Tg = N*20

Trong đó:

N: Số người lao động làm việc trong nhà xưởng (N = Diện tích/0.7).

Tg: Tổng lưu lượng thông gió cần cung cấp (m3).

Cách tính toán thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng

Sau khi xác định được nhu cầu về lượng gió, bước tiếp theo là thiết kế một hệ thống thông gió toàn diện. Quá trình này bao gồm việc lên kế hoạch cho hệ thống đường ống, lựa chọn loại và số lượng quạt phù hợp. Cùng với đó là xác định số lượng tấm Cooling Pad cần thiết để đảm bảo hiệu quả làm mát. Có 3 công thức để tính toán cụ thể:

Cách tính toán thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng
Cách tính toán thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng

Xác định số lượng thiết bị quạt thông gió nhà xưởng

Một bản kế hoạch chi tiết về số lượng quạt thông gió sẽ hỗ trợ doanh nghiệp dự toán chi phí một cách toàn diện, tránh những phát sinh không mong muốn. Bạn có thể áp dụng công thức tính toán theo nguyên lý thông gió nhà xưởng: 

M = Tg/Q

Trong đó:

Tg: Tổng lưu lượng gió tươi cần thiết cho không gian nhà xưởng (m3/h).

Q: Lưu lượng gió của quạt (m3/h).

M: Số quạt thông gió cần sử dụng.

Tính thiết kế đường ống thông gió nhà xưởng

Việc thiết kế đường ống thông gió tương đối phức tạp và có nhiều cách thực hiện. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu bằng một cách tính toán đơn giản như sau:

  • Bước 1: Xác định tốc độ gió của ω1 và dựa vào lưu lượng gió (L) để tính diện tích tiết diện (f) của đoạn ống với công thức: f = L/ω
  • Bước 2: Tính tốc độ gió những đoạn ống khác trong hệ thống thông gió nhà xưởng bằng công thức: 

 p*[(ω1)^2 – (ω2)^2]/2 – ∑Δp12 = 0

Trong đó:

ω1: Tốc độ gió đoạn ống đầu tiên.

ω2: Tốc độ gió đoạn ống thứ 2.

∑Δp12: Tổng tổn thất điện áp từ điểm phân nhánh 1 đến điểm phân nhánh 2.

Sau khi có được các thông số, bạn tiếp tục áp dụng công thức tính diện tích tiết diện của đoạn đó là: f2 = L2/ω2.

  • Bước 3: Tiếp tục lặp lại quá trình tính toán hút khói nhà xưởng ở bước 2. Bạn duy trì thực hiện cho đến khi xác định được tốc độ và kích thước của toàn bộ các đoạn ống còn lại trong hệ thống.

Cách tính số lượng tấm Cooling Pad cần sử dụng

Tấm Cooling Pad giúp giảm nhiệt độ không khí một cách hiệu quả
Tấm Cooling Pad giúp giảm nhiệt độ không khí một cách hiệu quả

Cooling Pad là linh hồn của hệ thống làm mát với khả năng làm giảm nhiệt độ không khí một cách hiệu quả. Để xác định số lượng tấm Cooling Pad cần thiết, bạn phải thực hiện theo các bước sau:

Công thức tính tổng diện tích tấm Cooling Pad:

S = V*X/9000

Trong đó:

V: Thể tích nhà xưởng (V = DxRxC), (m3).

X: Số lần thay đổi gió tươi.

S: Tổng diện tích tấm Cooling Pad (m2).

Việc tính toán thông gió chính xác giúp tối ưu môi trường làm việc, tăng năng suất và tiết kiệm chi phí. Hệ thống thông gió phù hợp đảm bảo nhà xưởng vận hành hiệu quả, ổn định và bền vững theo thời gian.

5/5 - từ 2 lượt đánh giá

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về giá bán hoặc thông tin kỹ thuật vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline bên dưới để được tư vấn tốt nhất.

HOTLINE: 028 3731 3963

👉 TẠI SAO NÊN CHỌN THIẾT BỊ ĐIỆN ĐẶNG GIA PHÁT

  • ✔ HÀNG CHÍNH HÃNG CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT
  • ✔ CAM KẾT GIÁ TỐT NHẤT KHU VỰC
  • ✔ DỊCH VỤ BẢO HÀNH HẬU MÃI TẬN TÌNH LÂU DÀI

Thiết Bị Điện Đặng Gia Phát là nhà phân phối sỉ, lẻ thiết bị điện xây dựng dân dụng và công nghiệp. Cam kết giá tốt nhất trong khu vực, hỗ trợ giao hàng đến các tỉnh thành.

Bình luận