Tìm hiểu về Cáp Chống Cháy và nên chọn loại nào
Cáp chống cháy, chậm cháy phù hợp để sử dụng cho các công trình công cộng, hệ thống điện dự phòng, hệ thống điện khẩn cấp, hệ thống báo cháy, hệ thống phun nước chữa cháy, hệ thống báo khói và hút khói, hệ thống đèn thoát hiểm. Cùng chúng tôi tìm hiểm thêm về cáp chống cháy qua bài viết dưới đây.
Cáp chống cháy là gì?
Cáp chống cháy (fire-resistant cable) là loại dây cáp điện được thiết kế để tiếp tục hoạt động khi xảy ra hỏa hoạn trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng được sử dụng để truyền năng lượng điện đến các thiết bị khẩn cấp như máy hút khói, máy bơm nước và hệ thống báo động âm thanh.
Cáp chống cháy thường được sử dụng trong các mạch khẩn cấp ở những nơi như bệnh viện, sân bay, đường hầm, tàu điện ngầm, văn phòng, nhà máy sản xuất và phòng thí nghiệm. Được thiết kế để hoạt động bình thường ở nhiệt độ lên tới 300 độ C, nhưng cáp điện chống cháy chỉ có thể hoạt động trong một thời gian giới hạn nếu nhiệt độ vượt quá mức đó. Lớp vỏ bọc của cáp chống cháy làm từ vật liệu không cháy, đặc biệt không chứa halogen và không sinh ra khí độc khi xảy ra cháy.
Nên sử dụng cáp điện chống cháy khi nào?
Khi xảy ra hỏa hoạn, các loại cáp tiêu chuẩn có thể không chịu nổi nhiệt độ cao, dẫn đến hiện tượng nóng chảy và gây đoản mạch. Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng:
- Mất các hệ thống quan trọng: Các hệ thống như báo cháy, chiếu sáng khẩn cấp, thông tin liên lạc và thiết bị hỗ trợ sự sống có thể bị hỏng, làm gián đoạn quá trình sơ tán và ứng phó.
- Cháy lan: Dây cáp bị cháy có thể làm tình hình trở nên tồi tệ hơn, mở rộng phạm vi cháy, tăng nhiệt độ và mức độ nghiêm trọng của vụ cháy.
- Khói độc: Một số vật liệu cấu tạo nên cáp điện có thể phát ra chất độc hại khi bị đốt, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Do đó, trong nhiều tình huống, cáp chống cháy đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì tính toàn vẹn của hệ thống điện. Chúng thường được sử dụng trong:
- Hệ thống khẩn cấp: Các hệ thống như báo cháy, chiếu sáng khẩn cấp, truyền thanh công cộng và điều khiển thang máy dựa vào cáp chống cháy để duy trì hoạt động bình thường trong quá trình sơ tán.
- Cơ sở hạ tầng quan trọng: Các cơ sở như bệnh viện, trung tâm dữ liệu, sân bay và trung tâm giao thông yêu cầu nguồn điện và thông tin liên lạc liên tục, làm cho cáp chống cháy trở nên cực kỳ cần thiết.
- Môi trường nguy hiểm: Các khu vực như giàn khoan dầu, nhà máy hóa chất và các khu vực có nguy cơ cao khác cần cáp chịu được nhiệt độ rất cao và điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Cấu tạo và đặc điểm của chống cháy
Tương tự như các loại dây cáp điện thông thường, cáp chống cháy có thể là kết cấu đơn lõi hoặc đa lõi. Vật liệu cách nhiệt có thể là vật liệu đàn hồi (XLPE, EPR, SiR hoặc LSOH) thay vì nhựa dẻo (EVA, PE hoặc PVC) để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường có nhiệt độ cao. Một vài đặc điểm về mặt cấu tạo của cáp chống cháy bao gồm:
Lớp lõi dẫn điện
Do dây dẫn bằng nhôm không chịu được nhiệt độ cao nên dây cáp điện chống cháy sử dụng dây dẫn tròn, bằng đồng và được bện chặt. Dây dẫn đồng ép tròn có nhiều ưu điểm so với dây dẫn hình quạt: Khi quấn băng mica, mica và dây dẫn được tích hợp chặt chẽ, có lợi cho việc phân bố đều của hệ thống điện và nâng cao hiệu suất cách điện của dây cáp điện. Bên cạnh đó, với nhiệt độ nóng chảy là 1085° C, đồng là kim loại không chỉ có khả năng dẫn điện tốt mà cũng đảm bảo về khả năng chịu nhiệt.
Lớp chống cháy
Lớp chống cháy là tuyến phòng thủ đầu tiên của cáp chống cháy và thường được làm các vật liệu có khả năng chịu nhiệt cao, phổ biến nhất là mica. Bên ngoài lõi dẫn điện thường có 2 lớp mica trở lên quấn quanh, với tỷ lệ chồng chéo thường không dưới 30%. Chiều rộng, độ dày, và tỷ lệ che phủ của lớp mica phải được đảm bảo chính xác trong quá trình sản xuất, tránh tình trạng rò rỉ và đứt gãy.
Lớp cách điện
Lớp cách điện là tuyến phòng thủ tiếp theo sau lớp chống cháy. Lớp cách điện được làm bằng polyethene liên kết ngang chống cháy. Vật liệu này còn bảo vệ dây cáp của bạn khỏi bị cháy và giữ cho chúng hoạt động lâu dài.
Lớp vỏ bảo vệ
Khả năng chịu nhiệt của cáp chống cháy phụ thuộc vào nhiệt độ hoạt động cho phép của lõi dẫn điện và lớp vỏ bảo vệ. Lớp vỏ bảo vệ của cáp chống cháy có thể bị oxy hóa mạnh do tiếp xúc với không khí. Nhiệt độ càng cao thì quá trình oxy hóa càng nghiêm trọng. Khi nhiệt độ của vượt quá 250°C, quá trình oxy hóa mạnh bắt đầu xảy ra, tạo thành lớp oxit CuO. Đây là loại oxit có thể gây độc nếu con người hít hoặc tiếp xúc. Do đó, lớp vỏ bảo vệ thường được làm bằng vật liệu LSHF, không thải ra khói độc khi cháy.
Phân loại & Nên chọn cáp chống cháy loại nào
Cáp chống cháy có thể được chia thành các loại như sau:
Cáp chống cháy loại thường | Cáp chống cháy tiêu chuẩn | Cáp chống cháy loại đặc biệt | |
Cấu trúc tổng thể | Cu/Mica/XLPE/FR-PVC | Cu/Mica/XLPE/LSHF | Cu/Silicone Rubber mix/LSHF |
Lõi dẫn điện | Cu | Cu | Cu |
Lớp chống cháy | Mica | Mica | Silicone Rubber mix |
Lớp cách điện | XLPE | XLPE | Silicone Rubber mix |
Lớp vỏ bảo vệ | FR-PVC | LSHF | LSHF |
Cáp chống cháy Cu/Mica/XLPE/FR-PVC có lớp vỏ bọc chống cháy được làm từ PVC. Đây là vật liệu phổ biến, được sử dụng để làm vỏ bọc dây cáp điện. Ưu điểm của vật liệu PVC là tính sẵn có cao, chi phí thấp, có độ bền cao. Tuy nhiên, khi hoạt động trong môi trường có nhiệt độ cao trong thời gian dài, lớp vỏ PVC bộc lộ những nhược điểm nhất định. Chẳng hạn, lớp vỏ PVC sẽ bị cháy do chịu nhiệt trong thời gian dài, sinh ra khói và khí độc gây hại. Do đó, loại này thường được sử dụng ở môi trường trong nhà, không có nhiệt độ cao.
Lớp vỏ bọc LSHF (hay còn được gọi là LSZH) khắc phục được những hạn chế của vỏ bọc PVC. Do đó, cáp chống cháy Cu/Mica/XLPE/LSHF không chứa hoặc chứa rất ít Clo, tăng độ bền và khả năng chịu nhiệt của dây cáp điện, chống thấm nước tốt. Hơn nữa, vật liệu LSHF khi cháy sẽ không thải ra khói độc do không chứa halogen, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Cáp chống cháy có vỏ bọc silicon được phát triển để sử dụng ở những nơi chịu sự thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt. Vật liệu silicon có thể được sử dụng ở nhiệt độ xuống đến -60°C. Chúng cũng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất thép, công nghiệp hàng không, đóng tàu cũng như trong các nhà máy gốm sứ, thủy tinh và xi măng.
Những hiểu lầm về cáp chống cháy
Cáp chống cháy không có nghĩa là cáp không bị cháy
Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến là cáp chống cháy hoàn toàn không bị cháy. Thực tế, cáp chống cháy được thiết kế để duy trì tính toàn vẹn của mạch điện trong một khoảng thời gian nhất định khi xảy ra hỏa hoạn. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể bị hư hỏng nếu tiếp xúc với lửa trong thời gian dài hoặc ở nhiệt độ cực cao.
1. Tất cả các loại cáp chống cháy đều như nhau
Không phải tất cả các loại cáp chống cháy đều giống nhau. Các loại cáp chống cháy khác nhau được thiết kế để chịu được các mức độ tiếp xúc với lửa và thời gian khác nhau. Ví dụ:
- Cáp điện chống cháy theo tiêu chuẩn BS 6387 loại C có thể chịu được nhiệt độ 950°C trong 180 phút.
- Cáp điện chống cháy đáp ứng tiêu chuẩn IEC 60331 có thể chịu được nhiệt độ 750°C trong 90 phút.
- Cáp chống cháy theo tiêu chuẩn BS 6387 loại W có thể chịu được nhiệt độ 650°C và tác động của nước trong 15 phút.
2. Cáp chống cháy không bị hư hại
Cáp chống cháy thực sự có khả năng chống chịu thiệt hại do cháy tốt hơn so với cáp tiêu chuẩn, nhưng chúng vẫn có thể bị hư hỏng bởi các yếu tố khác như ứng suất cơ học, tiếp xúc với hóa chất hoặc xâm nhập của nước. Việc xử lý, lắp đặt và bảo trì đúng cách là cần thiết để đảm bảo hiệu suất hoạt động của cáp chống cháy.
3. Cáp chống cháy và cáp chậm cháy có thể thay thế cho nhau
Nhiều người nghĩ rằng cáp chống cháy và cáp chậm cháy có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên, cáp chống cháy có thể thay thế cáp chậm cháy trong một số tình huống, nhưng ngược lại thì không. Cáp chống cháy được thiết kế để tiếp tục hoạt động trong điều kiện hỏa hoạn, trong khi cáp chậm cháy chỉ ngăn chặn sự lan rộng của lửa bằng cách giảm khả năng bắt lửa của cáp. Ngoài khả năng chịu nhiệt, một số loại cáp chống cháy còn có khả năng chống nước và chịu được tác động của sốc hoặc rung động.
👉 Sử dụng cáp chống cháy là một phần quan trọng trong chiến lược phòng cháy chữa cháy. Các biện pháp khác như hệ thống báo cháy và thiết kế tòa nhà cũng cần được phối hợp để tăng cường hiệu quả phòng cháy chữa cháy toàn diện.
Xem thêm
➣ Catalogue cáp chống cháy Cadivi
Trên đây là những thông tin cơ bản, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về cáp chống cháy. Nếu bạn có nhu cầu mua hoặc tư vấn cáp chống cháy, có thể liên hệ Thiết Bị Điện Đặng Gia Phát để được tư vấn chi tiết.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về giá bán hoặc thông tin kỹ thuật vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline bên dưới để được tư vấn tốt nhất.
HOTLINE: 028 3731 3963
👉 TẠI SAO NÊN CHỌN THIẾT BỊ ĐIỆN ĐẶNG GIA PHÁT
- ✔ HÀNG CHÍNH HÃNG CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT
- ✔ CAM KẾT GIÁ TỐT NHẤT KHU VỰC
- ✔ DỊCH VỤ BẢO HÀNH HẬU MÃI TẬN TÌNH LÂU DÀI
Thiết Bị Điện Đặng Gia Phát là nhà phân phối sỉ, lẻ thiết bị điện xây dựng dân dụng và công nghiệp. Cam kết giá tốt nhất trong khu vực, hỗ trợ giao hàng đến các tỉnh thành.
Bình luận